Ngay từ trong bào thai, trẻ nhỏ đã cảm thụ được âm nhạc bằng việc đáp trả lại các bà Mẹ bằng những cái đạp năng động. Bên cạnh đó, khoa học đã chứng minh rằng: Trẻ em tiếp xúc âm nhạc sớm từ trong bào thai đến khi ra đời sẽ phát triển nhanh các phương diện sau đây:

Kích thích khả năng tư duy sáng tạo: thỏa sức sáng tạo ra những giai điệu để nói lên cảm xúc của bản thân trước mọi sự vật trong thế giới âm nhạc của riêng mình.

Kỹ năng giao tiếp và kết nối: các lớp học cảm thụ âm nhạc cho trẻ em đa phần sẽ là những giờ học nhóm, nơi trẻ sẽ được thể hiện ý kiến cá nhân về mọi thứ xung quanh từ bạn bè đến thầy cô. Hoạt động này giúp trẻ cảm thấy bản lĩnh hơn, tự tin hơn để từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp lẫn kết nối với mọi người.

Kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ: qua những bài luyện tập về ngữ âm (phụ âm, nguyên âm) khi học hát, đọc, viết, bé sẽ biết cách phát âm chuẩn và chính xác nhất thông qua giai điệu từ đó khả năng ngôn ngữ của bé sẽ được hoàn thiện hơn.

Kỹ năng vận động: hoạt động chơi trên những phím đàn piano hoặc đánh đàn chính là cách phát triển hệ cơ xương tốt nhất cho trẻ, đây cũng là bước đệm đầu tiên để trẻ chuẩn bị cho việc học nhạc cụ khác ở bậc cao hơn.

Giai đoạn Bé cảm thụ âm nhạc

Từ 0 – 3 tuổi:

Hiểu về âm nhạc ở mức độ sơ đẳng, các âm thanh của âm nhạc tác động đến trẻ như mọi âm thanh khác. Trẻ em có thể nghe và hiểu được những âm thanh mà chúng nghe.

Chúng có thể biết cách mở cửa của mẹ, cách gõ cửa của ba khác nhau như thế nào. Tiếng của người lạ âm vực có làm chúng thoải mái hay không?

Ở giai đoạn 0-3 các âm thanh thanh mà bé cảm nhận được chỉ mang tính bản năng, chưa có sự phân biệt giữa âm thanh và tiếng động, chưa thể phân biệt được âm nhạc ( tiếng động có độ cao xác định) và tiếng ồn ( tiếng động có độ cao không xác định).

Tuy nhiên trẻ sẽ thích các âm thanh âm nhạc hơn, bởi tính chất mềm mại, dễ tiếp nhận.Vì vậy ở lứa tuổi từ 0-3, các lớp cảm thụ âm nhạc cho bé đơn thuần là để bé làm quen với những âm thanh mang tính nhạc, và thường ít có trung tâm hay trường nhạc có lớp cảm thụ cho bé ở lứa tuổi này, phần lớn sẽ tập trung cho các bé từ 3-5 tuổi với các chương trình học nâng dần theo độ tuổi.

Ở độ tuổi 0-3 bố mẹ có thể cho con tham gia các hoạt động âm nhạc như hát, múa theo nhạc, lắc trống nhạc, tambourine theo nhạc, gõ theo nhạc, lắng nghe các âm thanh khác nhau, các giai điệu, nhạc cổ điển, nhạc thính phòng, và các bài hát dân ca có ngôn từ đẹp

Từ 3 – 5 tuổi:

Khả năng nhận biết cao độ, âm sắc của các nhạc cụ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của cơ quan thính giác. Trẻ có khả năng nghe thấy được những âm thanh được sắp xếp theo trình tự (7 âm) hoặc sự xáo trộn các âm không theo trình tự. Sau khi học các khóa đó thì bé có thể học được các môn khác như Piano, vocal, organ, guitar, trống, violin… đều được.

Xem thêm nhiều các bài viết hữu ích khác khi dạy bé học đàn tại: Lợi ích khi dạy đàn guitar cho con từ nhỏ

Và các hoạt động giáo dục âm nhạc cho bé tại: Giáo duc âm nhạc

MARKETPLACE